Các kiểu bếp Bếp_năng_lượng_Mặt_Trời

Các kiểu bếp được rao bán trên thị trường đã có nhiều, cũng như các kiểu bếp được chỉ dẫn cách làm trên Internet. Sự phân tích về các kiểu bếp này rất dễ mất đi độ chính xác vì nhiệt độ tối đa trong bếp có thể xê xích với độ kín hoặc với vật liệu thiết kế, v.v.... Do đó, khả năng, các ưu điểm và khuyết điểm của mỗi bếp có thể khác đi ít nhiều so với tài liệu công bố của kiểu bếp. Người dùng cũng có thể thay đổi độ kín, góc hướng về mặt trời, v.v... để chỉnh sức nóng khi dùng.

Bếp hình hộp

Bếp hình hộp có thể đưa nhiệt độ lên đến 150 °C (300 °F). Vật liệu cách nhiệt bên trong do đó cần phải chịu nổi nhiệt độ này mà không chảy hoặc xì hơi. Nhiều vật liệu rẻ tiền có thể thỏa mãn nhu cầu này: giấy báo vò, len, giẻ rách, cỏ khô, bìa cứng, v.v... Phần lớn hơi nóng bốc lên phía trên, nơi có che bằng thủy tinh hoặc chất dẻo nên chỉ cần để chút ít vật cách nhiệt bốn bên thành bếp là đủ. Bên trong hộp cần có nồi, bình hoặc mâm bằng kim loại dẫn nhiệt để đun. Đáy nồi, bình, mâm nên màu đen. Có thể dùng sơn đen (loại sơn không độc khi nhiệt độ tăng cao) hoặc phết lọ nồi, lọ chảo cũng được.

Bếp này rất tiện để nấu cơm, rau cải, hầm thịt, hầm cá.

Chỉ dẫn cách làm:

Ưu điểm

  • Có thể làm bằng vật liệu rẻ tiền
  • Không thể cháy khét
  • Người sử dụng bếp có thể ở trong mát.

Khuyết điểm

  • Nhiệt độ 150 °C (300 °F) thấp hơn nhiệt độ của các bếp thường, nên phải đun lâu hơn. Một lít nước phải đun trong 1 giờ mới sôi.
  • Tuy nhiên, vì độ sôi của nước là 100 °C (212 °F), nên cần lưu ý với các thức ăn có hơi ẩm, không nên để lâu quá.
  • Không được mở trong khi đun nấu, vì hơi nóng sẽ thoát ra ngoài. Do đó không thể xào, trở, xâm khi dùng bếp này.
  • Khi mở nắp phải cẩn thận vì có thể bị phỏng tay.
  • Cứ mỗi nửa giờ (không cần chính xác 30 phút) phải xoay hướng.
  • Tại châu Âu, không thể dùng được từ cuối tháng 10 đến giữa tháng 2 dương lịch.
  • Nặng khoảng 15 kg, và không chịu được mưa. Nếu để ngoài trời khi có mưa phải bưng gấp vào nhà.

Bếp làm bằng hộp pizza

Nhiệt độ trong bếp này có thể lên đến 135 °C (275 °F). Vật liệu để làm đại khái gồm một hộp cac-tông đựng bánh pizza (hình vuông cạnh khoảng 30 cm, cao 4 cm), giấy nhôm, băng keo, giấy báo, cây chống cỡ chiếc đũa. Bếp này cần làm nóng nứa giờ trước khi dùng.

Chỉ dẫn cách làm:

Bếp pa-nô

Bếp pa-nô là sáng kiến của giáo sư Roger Bernard. Bếp này dùng vài mảnh pa-nô phản chiếu ánh nắng vào một cái nồi, được bọc trong bao nylon trong suốt. Một kiểu thông dụng là bếp CooKit, do Solar Cookers International đế xướng. Bếp này có thể xếp nhỏ bỏ vào bọc rất gọn, khi mở ra đo được cỡ 3 bộ bề ngang, 4 bộ bề dài (1m ngang, 1m30 dài). Chỉ cần khoảng 5 đô la Mỹ, theo giá sỉ, là có thể mua đủ vật liệu làm được một bếp như thế này. Hoặc cũng có thể làm từ vật liệu miễn phí như thùng cac-tông cũ.[2]

Bếp CooKit dễ dàng đạt đến nhiệt độ để đun sôi nước hoặc nấu chín cơm. Một ngày nắng ráo, một bếp CooKit có thể nấu cơm, thịt, rau cải cung cấp cho một gia đình 3 hoặc bốn con. Gia đình đông hơn cần có thêm bếp. Một cách nấu mau chín là chêm cây dưới nồi cho có không khí luân lưu bên dưới.

Các bao chất dẻo tốt có thể dùng đi dùng lại được hơn 1 tháng. Nhưng bất cứ bao bằng chất dẻo nào cũng được, miễn là có chêm gỗ hoặc căng dây để tránh bao chạm vào nồi làm chất dẻo bị nóng chảy và dính vào thành nồi. Những ngày nắng gắt và đứng gió không cần dùng bao vì hơi nóng không thoát đi xa.

Biểu diễn cách dùng:

Bếp dùng hai lớp nồi

Bếp HotPot gồm một nồi trong suốt, lồng bên ngoài một nồi màu đậm, cả hai có chung nắp trong suốt

.

Kiểu bếp HotPot được chế tạo mới đây do tổ chức người Mỹ Solar Household Energy, Inc.. Thiết bị này gồm hai lớp nồi, nồi phía trong màu đậm để hút sức nóng mặt trời, lớp vỏ ngoài để cho nắng rọi vào và giữ lại sức nóng không cho thoát đi. Đáy nồi phía trong bầu, nên nắng cũng soi vào được. Nắp nồi trong, người ta có thể quan sát thức ăn trong khi nấu.

Bếp parabol

Bếp parabol khó làm, nhưng đạt đến nhiệt độ cao rất nhanh, có thể đến 380 °C (716 °F). Bếp parabol cũng cần chỉnh thường xuyên theo góc độ mặt trời và cần canh chừng để được an toàn. Đã có vài trăm ngàn bếp parabol được sử dụng, nhiều nhất là tại Trung Quốc. Các bếp này đặc biệt hữu dụng cho nấu ăn tập thể trong các cơ quan.

Một bếp parabol có đường kính 1 mét có thể nấu cho 8 đến 10 người ăn.

Ưu điểm

  • Nóng nhanh. Một lít nước có thể sôi sau nửa giờ. Có thể dùng để chiên, xào thịt.
  • Dùng được quanh năm tại châu Âu.
  • Chịu được mưa.
  • Chỉ nặng khoảng 9 kg.

Khuyết điểm

  • Khó làm tại nhà, vì cần vật liệu đặc biệt và mức chính xác cao.
  • Giá cao, từ 200 euro trở lên ở Pháp vào năm 2008.
  • Thức ăn có thể cháy khét.
  • Dễ gây bỏng.
  • Dễ chói mắt và hại mắt, cần có kính bảo vệ mắt.
  • Người sử dụng bếp phải đứng ngoài nắng.
  • Mỗi 15 phút phải chỉnh lại hướng.

Bếp hỗn hợp

Bếp hỗn hợp dùng năng lượng mặt trời khi có nắng và dùng năng lượng khác lúc có mây che lâu, mưa lâu, hoặc ban đêm. Năng lượng khác có thể là điện, khí đốt hoặc ngay cả củi. Loại bếp này cho phép người ta dùng lại một số bộ phận đã vất đi của các kiểu bếp "xưa", nên cũng góp phần bảo vệ môi sinh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bếp_năng_lượng_Mặt_Trời http://www.mitra.biz/blog/archives/2005/01/an_indi... http://www.alpharubicon.com/altenergy/oventestben.... http://www.amasci.com/amateur/mirror.html http://edition.cnn.com/2007/TECH/09/12/solar.darfu... http://www.cookwiththesun.com http://video.google.com/videoplay?docid=-312831082... http://video.google.com/videoplay?docid=7629834796... http://video.google.com/videosearch?hl=en&q=cooker... http://www.idcook.com/page.html?chapter=0&id=10 http://www.ouest-atlantis.com/org/soleil/construct...